Tòa thánh Cao Đài và địa đạo Củ Chi

In
Xem kết quả: / 1
Bình thườngTuyệt vời 

Tòa thánh Cao Đài và địa đạo Củ Chi-
( 1/ 2 ngày) Khởi hành HÀNG NGÀY

Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ. Phía bắc giáp 3 tỉnh của Cam-pu-chia với đường biên giới dài 240km, phía đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh và Long An. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát.

Phía bắc tỉnh, từ thị xã Tây Ninh trở lên, có nhiều rừng núi trong đó núi Bà Đen cao 986m. Phía nam tỉnh khá bằng phẳng, gần như đồng bằng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng, là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước, tưới tiêu cho 17.500ha đất nông nghiệp, đồng thời là iểm du lịch đầy tiềm năng, phong phú tuyệt vời; đang cần sự đầu tư để biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, công viên, sân golf, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền, các môn thể thao trên nước, ...

Địa đạo Củ Chi( 1/ 2 ngày)

8:30 sáng: Khởi hành tại văn phòng Sinh Café đi Củ Chi (65 km). Tham quan địa đạo Củ Chi (Bến Đình) : xem phim tư liệu về chiến tranh du kích của người dân địa phương, thăm Bảo Tàng vũ khí chiến tranh và địa đạo : khoảng 200 km dưới lòng đất, được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Viet Nam – USA

14:00: quý khách về tới thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến du lịch tại văn phòng Sinh

Giá vé : 200.000 VND/ khách

Bao gồm: Xe máy lạnh: Xe 30 chỗ hoặc xe 45 chỗ, hướng dẫn viên

Không bao gồm: Phí thăm quan địa đạo, ăn trưa


 

 

Tòa thánh Cao Đài và địa đạo Củ Chi

( 01 ngày) Khởi hành HÀNG NGÀY

8:00 sáng, quý khách tập trung tại văn phòng khởi hành đi tỉnh Tây Ninh (cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km). Quý khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Toà Thánh Tây Ninh, một quần thể kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hoà giữa mỹ thuật Á Đông và phong cách phương Tây. Quý khách còn có thể tìm hiểu thêm về đạo Cao Đài, một tôn giáo riêng của địa phương và tham dự lễ cầu kinh lúc 12:00 trưa.

Buổi chiều, Quý khách khởi hành về Sài Gòn. Trên đường về, quý khách sẽ dừng lại tham quan địa đạo Củ Chi, một địa danh nổi tiếng của mảnh đất anh hùng này, xem những bộ phim tư liệu về chiến tranh du kích của người dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp đi thăm bảo tàng vũ khí chiến tranh, đặc biệt là hệ thống địa đạo bao gồm những con đường ngoằn nghoèo dài khoảng 200km - một làng quê thu nhỏ dưới lòng đất trong suốt những năm chiến tranh.

7:00 tối, quý khách về tới thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến du lịch.

Giá vé : 400.000 VND/ khách

Bao gồm: Xe máy lạnh: Xe 30 chỗ hoặc xe 45 chỗ, hướng dẫn viên, phí thăm quan địa đạo, ăn trưa


 

Ðịa đạo Củ Chi


Vị trí: Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.
Ðặc điểm: Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất.

Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của "vùng đất thép" và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi - mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ chiến đấu.

Ðiều thú vị nữa khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những búi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé xíu, trong vắt và nồng nàn được gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp. Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.


 

Toà thánh Cao Đài


Vị trí: Toà thánh Cao Đài được xây dựng tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4km về phía đông nam.
Đặc điểm: Ðạo Cao Ðài ra đời vào năm 1926 ở Tây Ninh. Tòa thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1926.

Toà thánh toạ lạc trong một khuôn viên rộng khoảng 1km². Nổi bật trong quần thể kiến trúc là đền Thánh, với những đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc đền, chùa của tôn giáo Cao Đài. Công trình thể hiện sự hài hoà giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Với các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo thể hiện tinh thần tam giáo.

Tại đây còn có một số kiến trúc đẹp và kì vĩ khác nằm trong quần thể như cổng Chánh môn, các tháp mộ, đền thờ Phật Mẫu. Ðặc biệt là Bá huê viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại hoa và cỏ lạ. Lễ hội lớn nhất hàng năm diễn ra nơi đây là vía Ðức Chí Tôn (ngày 9 tháng giêng âm lịch). Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và cuốn hút hàng vạn du khách từ mọi miền đất nước về dự và chiêm bái thưởng ngoạn cảnh quan. Du khách có dịp đi chợ Long Hoa, một chợ lớn nhất Tây Ninh, có bán các thực phẩm chay phong phú, đa dạng và bạn sẽ được thưởng thức những món ăn "chay giả mặn" thật độc đáo, khéo léo và ngon miệng.

Biểu tượng của đạo Cao Ðài là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo Cao Ðài còn thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Chúa Giê-su, Khổng Tử, Lão Tử,...

Một vài hình ảnh trong tour