Kinh nghiệm đi chùa Cái Bầu Quảng Ninh lễ Phật

Imprimer
Note des utilisateurs: / 0
MauvaisTrès bien 
There are no translations available.


Chùa Cái Bầu
Quảng Ninh
hay còn gọi là thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, được xem là công trình văn hóa tâm linh với kiến trúc và cảnh quan đẹp thu hút du khách viếng thăm. Trong hành trình du xuân đầu năm2021, đây chắc chắn sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ lỡ của các Phật tử khắp đất Việt.






Cùng Thienphuoctravel tìm hiểu nhưng thông tin chi tiết về hành trình lễ Phật tại chùa Cái Bầu Quảng Ninh ngay dưới đây.

1. Tại sao nên đến Chùa Cái Bầu lễ Phật?

Chùa Cái Bầu là ngôi chùa ven biển đẹp nhất Quảng Ninh. Chùa tọa lạc gần khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn, nơi có bãi biển dài vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ quý giá. Phong cảnh nơi đây được coi là sơn thủy hữu tình hiếm thấy. Từ đây, bạn có thể nhìn ra vịnh Bái Tử Long để chiêm ngưỡng những đảo núi đá trập trùng giữa biển cả bao la và những con thuyền từ ngoài khơi xa.

Chùa Cái Bầu có kiến trúc độc đáo: đền kết hợp chùa. Từng mái chùa được uốn cong theo kiến trúc cổ, chỉ có màu sơn mái chùa mới sơn tạo nên nét đẹp cho ngôi chùa. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm.

Chùa có không gian tĩnh lặng, thích hợp để tĩnh tâm được phục vụ cơm chay miễn phí: Điểm nổi bật nhất của chùa đó là không khí tĩnh lặng, tôn nghiêm của Phật giáo, chùa không đốt vàng mã, không có quán xá, hàng rong… Du khách thực sự được tĩnh tâm trong không gian của núi của biển để tâm hồn trở nên nhẹ nhàng.

2. Nên đến chùa Cái Bầu vào dịp nàoCác lễ hội đặc biệt của Cái Bầu

Bạn có thể đến chùa vào bất kì khoảng thời gian nào trong năm. Nhưng nếu bạn muốn tham gia vào không khí vui tươi của mùa lễ hội thì hãy đến chùa Cái Bầu vào tháng 1 – 3 âm lịch nhé.

3. Chùa ở đâu? Hướng dẫn cách đi, giá vé

Chùa Cái Bầu cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh khoảng 65 cây số, còn cách trung tâm thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng 10 km, gần khu du lịch Bãi Dài.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Cái Bầu

4. Hướng dẫn tham quan chùa Cái Bầu

Nếu đi xe riêng đến đây bạn có thể gửi xe ở bãi sân trống cạnh chùa với giá 10k/xe rồi đi vào con đường uốn lượn quanh co cạnh bờ biển rì rào sóng vỗ để lên gian chính của chùa. Lối đi hai bên đường là những hàng cây được cắt tỉa gọn gàng và uốn hình rồng, phượng rất đẹp mắt.

Qua chiếc cổng hiên ngang đồ sộ, bạn tiếp tục lên các bậc cầu thang để đi lên Chánh điện. Phần chánh điện chùa là nơi đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trên phù điêu bằng đồng. Phía trái và phải là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.

Hai bên Thiền viện có đặt gác chuông và gác trống cùng những bức điêu khắc về quá trình hành hương của Đức phật. Với những bạn đam mê chụp ảnh, các bạn sẽ có cơ hội có được những bức hình chụp từ trên cao vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước.

5. Đến chùa Cái Bầu cầu gì?

Chùa Cái Bầu cũng giống như các chùa khác có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni ở nhà chánh diện và thờ các chư vị tổ sư, Bồ Đề Đạt Ma khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư, Huyền Trang đại sư là các vị có công phát triển và duy trì thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam.

Đến chùa Cái Bầu bạn nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên…tùy vào sở nguyện của mỗi người nhưng đừng cầu quá tham mà không được.

6. Đồ lễ, một số vật dụng cần chuẩn bị

Các vật dụng cần chuẩn bị nếu bạn đi lễ, hành hương:

Đầu tiên, bạn cần sắp xếp lễ vật vào mâm hoặc khay đựng của nhà chùa tại khu vực xếp lễ trước khi vào lễ chùa. Sau đó, thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

Tiếp theo, bạn đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Thêm một chú ý cho khách du lịch thăm viếng chùa Cái Bầu đó là cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ, thì nên đến nhà trai giới, hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Đối với khách tham quan vãn cảnh