Hồ Chí Minh - Toà thánh Cao Đài - Địa đạo Củ Chi - Đòng bằng Sông Cửu Long - Cần Thơ

In
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

Hồ Chí Minh - Toà thánh Cao Đài - Địa đạo Củ Chi - Đòng bằng Sông Cửu Long - Cần Thơ

( 7 Ngày/ 6 Đêm )

Đồng bằng sông Cửu Long chi chít sông ngòi kênh rạch, vùng đất được mệnh danh “chín con rồng” này có con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược trên sông... hình ảnh đó tự ngàn xưa, hôm nay vẫn vậy. Người ta nói rằng, sông nước là đặc thù của vùng đất miền Tây, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Có sông ngòi, kênh, rạch, có phương tiện vận tải thủy, có người sinh hoạt mua bán trao đổi hàng hóa, tựu trung lại tất cả cảnh mua bán ngộ nghĩnh trên sông, người ta gọi là chợ nổi.

Chợ nổi là nét đẹp riêng của ĐBSCL. Ở Cái Bè Tiền Giang, Cái Răng Cần Thơ, Vàm Láng Phong Điền, Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Sông Gành Hào (Cà Mau), Vĩnh Thuận (Kiên Giang)... từ lâu đã hình thành chợ trên sông nổi tiếng. Hàng trăm ghe xuồng ngày đêm tụ họp, bán đủ thứ hàng của miệt vườn như rau, củ, hoa, trái, tôm, cua, rùa, rắn... để người mua nhận biết mặt hàng, thương lái bán gì treo nấy. Cứ nhìn nhánh cây ở đầu ghe buộc treo lủng lẳng thứ gì thì trong ghe bán thứ ấy. Tuy nhiên ở mỗi địa danh khác nhau, thời gian hình thành chợ nổi khác nhau, thì nét đặc trưng của chợ nổi nơi đó cũng khác đôi chút.

Ngày 01: Hà nội - thành phố Hồ Chí Minh

Sáng; Quý khách tự túc phương tiện ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay đi Sài Gòn. Đến sân bay Tân Sơn nhất, HDV và xe ôtô đón quý khách tại sân bay Tân Sơn Nhất/ Ga Sài Gòn về khách sạn tại trung tâm thành phố. Tự do thăm quan khu phố Tây, sông Sài Gòn, khu siêu thị trung tâm thành phố, đi chợ đêm. Ngủ đêm tại khách sạn trung tâm thành phố


Ngày 02: Thăm quan Thành Phố Hồ Chí Minh ( ăn sáng)
Sáng, quý khách khởi hành từ văn phòng Sinh đến tham quan tại chùa Giác Lâm, một ngôi chùa cổ nhất thành phố toạ lạc trên đường Lạc Long Quân thuộc quận 11. Kế tiếp, quý khách sẽ lần lượt tới những khu vực Chợ Lớn_ Chợ Bình Tây_ trung tâm trao đổi mua bán của cộng đồng người Việt và người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây còn bảo tồn nguyên vẹn giá trị kiến trúc của người Hoa từ hàng trăm năm trước. Cũng trong buổi sáng, quý khách sẽ đến thăm đền Thiên Hậu, tham quan dọc sông Sài Gòn để thấy hết toàn cảnh thành phố và dừng lại thăm di tích Cảng Nhà Rồng, nơi cách đây gần 1 thế kỷ, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
Chiều, tiếp tục chuyến tham quan, quý khách sẽ ghé thăm dinh thống nhất, nơi trước đây là tổng hành dinh của Mỹ đặt tại miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng nhà thờ Đức Bà và bưu điện thành phố, cả hai đều là những công trình kiến trúc độc đáo theo lối Gothic cổ . Quý khách còn được đến thăm đền Ngọc Hoàng vàUỷ Ban Nhân Dân Thành Phố nằm ngay trung tâm quận 1. Cuối cùng, quý khacùh sẽ tham quan bảo tàng chiến tranh, nơi lưu trữ những tài liệu và hình ảnh quý giá về những cuộc chiến tranh của Việt Nam.
5:00 chiều, Qúy khách kết thúc chuyến tham quan tại văn phòng Sinh. Nghỉ đêm tại Sài Gòn

Ngày 03: Thăm quan Toà thánh Tây Ninh - Cao Đài - Địa Đạo Củ Chi ( ăn sáng)
8:00 sáng, quý khách tập trung tại văn phòng khởi hành đi tỉnh Tây Ninh (cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km). Quý khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Toà Thánh Tây Ninh, một quần thể kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hoà giữa mỹ thuật Á Đông và phong cách phương Tây. Quý khách còn có thể tìm hiểu thêm về đạo Cao Đài, một tôn giáo riêng của địa phương và tham dự lễ cầu kinh lúc 12:00 trưa.
Buổi chiều, quý khách khởi hành về Sài Gòn. Trên đường về, quý khách sẽ dừng lại tham quan địa đạo Củ Chi, một địa danh nổi tiếng của mảnh đất anh hùng này, xem những bộ phim tư liệu về chiến tranh du kích của người dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp đi thăm bảo tàng vũ khí chiến tranh, đặc biệt là hệ thống địa đạo bao gồm những con đường ngoằn nghoèo dài khoảng 200km - một làng quê thu nhỏ dưới lòng đất trong suốt những năm chiến tranh.
7:00 tối, quý khách về tới thành phố, nghỉ đêm tại Sài Gòn

Ngày 04: TP Hồ Chí Minh - Châu Đốc ( ăn sáng)
7:45 sáng: khởi hành tại Sinh café đi Mỹ Hiệp(145km).Dùng đò máy dọc theo các kênh đến Rừng Tràm tham quan căn cứ Cách Mạng Xẻo Quýt(3 giờ).Dùng cơm trưa tại nhà hàng Xẻo Quýt (tự túc),tiếp tục đi Châu Đốc bằng xe ngang qua Long Xuyên. Nghỉ đêm tại Châu Đốc.

Ngày 05 :Châu Đốc - Hà Tiên ( ăn sáng)
7:00 giờ sáng , dùng đò chèo dọc sông Cửu Long tham quan Bè cá nổi,tiếp tục tham quan Làng Chăm xem dệt khăn,vải và Thánh Đường Hồi Giáo.Trở về thị xã Châu Đốc,dùng xe đi thăm Chùa Bà Chúa Xứ,leo lên núi Sam để xem toàn cảnh biên giới Việt Nam và cambodia.Tiếp tục đi Hòn Chồng, tham quan Chùa Hang.Nghỉ đêm tại Hà Tiên.

Ngày 06: Hà Tiên - Cần Thơ ( ăn sáng)
7:00 sáng, tham quan Thạch động, Biên giới Việt Nam và Cambodia, bãi biển Mũi Nai, tiếp tục đi Cần Thơ. Dừng dọc đường xem cánh đồng lúa, vườn trái cây.Nghỉ đêm ở Cần Thơ.

Ngày 07: Cần Thơ chợ nổi Cái Răng - chợ Vĩnh Long - Mỹ Tho - Sài Gòn ( ăn sáng)
7:00 sáng, Dùng đò máy dọc các kênh rạch tham quan chợ Nổi Cái răng, vườn trái cây, lò bún, lò hủ tíu và phong cảnh làng quê Việt Nam. Tham quan phong cảnh làng quê và đời sống hàng ngày của người dân địa phương.Tham quan Chợ Vĩnh Long và vườn cây kiểng ở Mỹ Tho trước khi trở về Sàigòn bằng xe. Kết thúc tour tại Văn Phòng lúc 7:00 tối.

BÁO GIÁ TOUR/ KHÁCH:

GIÁ TOUR BAO GỒM:

GIÁ KHÔNG BAO GỒM

Chợ nổi - Nét đặc trưng của sông nước miền Tây
Đồng bằng sông Cửu Long chi chít sông ngòi kênh rạch, vùng đất được mệnh danh “chín con rồng” này có con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược trên sông... hình ảnh đó tự ngàn xưa, hôm nay vẫn vậy. Người ta nói rằng, sông nước là đặc thù của vùng đất miền Tây, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Có sông ngòi, kênh, rạch, có phương tiện vận tải thủy, có người sinh hoạt mua bán trao đổi hàng hóa, tựu trung lại tất cả cảnh mua bán ngộ nghĩnh trên sông, người ta gọi là chợ nổi.

Chợ nổi Cà Mau thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan
Chợ nổi là nét đẹp riêng của ĐBSCL. Ở Cái Bè Tiền Giang, Cái Răng Cần Thơ, Vàm Láng Phong Điền, Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Sông Gành Hào (Cà Mau), Vĩnh Thuận (Kiên Giang)... từ lâu đã hình thành chợ trên sông nổi tiếng. Hàng trăm ghe xuồng ngày đêm tụ họp, bán đủ thứ hàng của miệt vườn như rau, củ, hoa, trái, tôm, cua, rùa, rắn... để người mua nhận biết mặt hàng, thương lái bán gì treo nấy. Cứ nhìn nhánh cây ở đầu ghe buộc treo lủng lẳng thứ gì thì trong ghe bán thứ ấy. Tuy nhiên ở mỗi địa danh khác nhau, thời gian hình thành chợ nổi khác nhau, thì nét đặc trưng của chợ nổi nơi đó cũng khác đôi chút.

Chợ nổi Cái Răng - TP.Cần Thơ
Nếu như Cần Thơ thủ phủ của miền Tây Nam bộ đã tròn 131 năm rồi đấy (1876 - 2007), tuy còn trẻ lắm so với 300 năm vùng đất đồng bằng. Khi bỏ “Ngũ trấn” lập nên “Lục tỉnh” (1832) Cần Thơ vẫn nép mình đâu đó. Vậy mà Cần Thơ lại có những bước nhảy vọt, nhanh chóng trở thành thành phố lớn nhất, sung túc nhất châu thổ. Để mà “Ai đến Cần Thơ mà chẳng thương/Ai xa Cần Thơ mà chẳng nhớ?”. Nhớ hạt gạo trắng trong, rồi nhớ cái Ngã ba sông Cái Răng, nhớ cái chợ nổi là kia. Gió vẫn lồng lộng. Xuân này, từ Trấn Giang, Hậu Giang cho tới Cần Thơ hôm nay, điều làm nhiều người ấn tượng, nhưng cũng trăn trở khi nói đến chợ nổi Cần Thơ, có lẽ, là cụm từ “trung tâm”, trung tâm của cả vùng châu thổ mênh mông, của “văn minh miệt vườn”, “văn minh sông nước” nhưng họp chợ trên sông bây giờ đã giảm rất nhiều. Chợ nổi ở đây đa phần là chợ đầu mối, họ đậu cố định cả chục ngày để buôn bán, hết hàng mới lui ghe. Thương lái họ cân hàng của chủ vườn đem xuống ghe bán sỉ cho các thương lái trung chuyển hàng nông sản miền Tây lên thành phố.

Chợ nổi Vĩnh Thuận, Kiên Giang
Còn đó chợ nổi Miệt Thứ, Vĩnh Thuận, Kiên Giang lại có nét riêng của nó. Miệt Thứ được tính từ con sông Tắc Cậu, Kiên Giang dọc theo tuyến quốc lộ 63 xuôi về đến huyện Thới Bình, Cà Mau gần 60km. Ở đây có tất cả 11 thứ. Từ thứ 1, 2, 3... thứ 11, mỗi thứ có nhóm chợ mọc lên tại các đầu kênh. Chợ nổi Vĩnh Thuận không rao mời, và cũng không treo hàng lủng lẳng trên mũi ghe. Khách chèo xuồng tự tìm đến mua, bán trao đổi, thuận bán, vừa mua và cách ứng xử rất chan hòa, không có cảnh giành giật hàng hóa. Điều đó đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Chợ nổi Miệt Thứ họp đông nhất lúc mờ sáng cho đến trưa, buổi chiều tan chợ. Bởi đa số người bán hàng là chủ vườn, chủ rẫy, họ trồng rau thì chở rau, trồng khóm chở khóm... do đặc thù của Miệt Thứ là người dân sống trong những con kênh, rạch nhỏ, vì vậy hàng hóa được vận chuyển bằng xuồng ba lá, xuồng tam bản nhỏ và họ chọn con sông Vĩnh Thuận làm nơi họp chợ để bán hàng cho các bạn hàng bông, từ đây họ đem ngược vào các kênh rạch rao bán, trao đổi sản phẩm, chẳng hạn lấy trái cây đổi cá, lấy rau đổi gà, vịt chứ không nhất thiết người dân chỉ có tiền mới mua được.


Chợ nổi Cái Nước - Cà Mau
Trong khi chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng lo cho miếng ăn của người dân thành phố thì chợ nổi Cà Mau lan tỏa khắp ngõ ngách thôn quê, vào vùng sâu, xuống biển. Mỗi chiếc ghe là một gia đình “lưu động” trên sông, trong đó có cả những gia đình hai thế hệ. Họ coi chiếc ghe là nhà, khách hàng là người thân lối xóm. Những năm trước, chợ nổi Cà Mau họp ngay ngã ba Sông Gành Hào rất thuận tiện cho các thương lái tại Cà Mau, vì vậy mà mỗi lần họp chợ không khí rất nhộn nhịp. Cũng chính nơi đây một thời là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Do tụ họp đông không đảm bảo an toàn giao thông, nên chợ nổi dời cách thành phố Cà Mau gần 3km hướng về Gành Hào. Dời chợ thì phương thức mua bán nơi đây cũng thay đổi. Buôn bán hai chiều, đó là phương thức mua bán phổ biến của người thương hồ trên sông nước Cà Mau. Hàng hóa từ trên miệt vườn vận tải về bằng những chiếc ghe bầu, họ không neo đậu lâu như trước mà họ đi nhỏ lẻ xuống tận các huyện vùng sâu, nhất là vùng nước mặn, chuyên canh tác nuôi trồng thủy sản như Đầm Dơi, Sông Đốc, Năm Căn, Ngọc Hiển... có ghe đến tận Đất Mũi - mới chịu dừng. Hết hàng, dân thương hồ “ăn” lại than đước, củi đước, phân cá, tôm... mang về trao đổi với nhà vườn. Hành trình xuôi ngược như thế đã tạo cho Chợ nổi Cà Mau có nét đặc thù riêng biệt mà không dễ nơi nào có được.

Có thể nói, với đặc thù là vùng sông nước cũng như cuộc “cách mạng đường thủy” với các con kinh đào ngang dọc, nối thông các điểm chiến lược trong vùng, đã tạo ra đột phá mới cho việc hình thành chợ nổi. Vậy lộ trình tạo bước đột phá cho “trung tâm vùng” phải chăng bắt đầu từ một “Trung tâm lưu chuyển hàng hóa trên sông nước”? Nếu như thủy lợi ĐBSCL được phục hồi và phát triển nhanh chóng trong bối cảnh khai thông “cửa trời, cửa biển, cửa bộ”? Thì hàng hóa ĐBSCL sẽ cất cánh. Bởi lẽ hiện nay cả một vùng ĐBSCL vẫn là một vùng nông nghiệp, giá trị sản xuất của kinh tế cá thể, nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thì việc tập trung xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao về giống cây trồng, vật nuôi là việc rất cần thiết; trung tâm công nghiệp tinh chế thủy hải sản, hoa quả các chợ đầu mối nông hải sản... sẽ giúp chợ nổi một thế đứng riêng, độc đáo; là động lực hút thêm bạn bè tụ hội về đây. Càng tạo ra sức mạnh trong việc khai thác chợ nổi làm điểm tham quan du lịch hấp dẫn, một nét văn hóa đặc trưng của vùng trọng điểm Tây Nam bộ. Nếu như sẽ hình thành tua du lịch tam giác Cà Mau - Kiên Giang - Cần Thơ chuyên tham quan Chợ nổi thì đây là một tua thật hấp dẫn, tại sao không?