Hà Nội - đền Cửa Ông - Yên Tử -Tuần Châu

In
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông.Ngoài ra khu du lịch quốc tế Tuần Châu.... đây là những điểm thu hút đông khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nghỉ dưỡng ,cuối tuần

Ngày 1: Hà Nội - Cửa Ông (ăn trưa, tối)

05h00: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Cửa Ông. Trên đường dừng nghỉ tại Hải Dương (Nghỉ ngơi, ăn sáng tự do...)

10h00: Tới nơi quý khách vào thăm đền Cửa Ông (nghe giới thiệu về cuộc đời và chiến công của tướng quân Trần Quốc Tảng cũng như sự hiển thánh của ông) sau đó quý khách lễ chùa và ngắm cảnh quan bến Vân Đồn

11h30: Đoàn về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa

13h30:Quý khách lên xe đi thăm quan khu du lịch Tuần Châu với lâu đài cổ vật, vườn ẩm thực…. Tự do tắm biển hoặc tự do mua vé xem biểu diễn cá heo,hải cẩu,sư tử biển…..

17h30 : Đoàn về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi ăn tối. Quý khách có thể lựa chon ngủ đêm tại khách sạn ở thành phố Hạ long hoặc ngủ đêm trên đảo Tuần Châu

Ngày 2: Hạ Long - Yên Tử - Hà Nội (ăn sáng, trưa)

Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu

6h00: Đoàn ăn sang tại khách sạn sau đó lên xe về Yên Tử đi thăm suối Giải Oan,chùa Giải Oan,trèo núi hoặc tự do mua vé cáp treo đi thăm quan chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, thác Ngự Dội…ăn trưa.

Chiều: Tiếp tục đi thăm quan chùa Đồng ở độ cao 1068m ,trên đường đi ghé thăm chùa Phổ Đà, tượng An Kỳ Sinh…

15h30 Đoàn xuống núi lên xe về Hà Nội. 18h00 đến Hà nội kết thúc chuyến đi .Chia tay đoàn và hẹn gặp lại.Giá tour tham khảo cho 01 khách du lịch: 580 000đ/ khách
(áp dụng cho đoàn trên 30 khách)

GIÁ VÉ BAO GỒM

GIÁ CHƯA BAO GỒM

THÔNG TIN HƯỚNG DẪN


 

Lễ hội Yên Tử
Vùng núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Nơi đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất 1.068 m (so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng du khách cảm tưởng như đi trong mây ('nói cười ở giữa mây xanh". Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá. Ngọn tháp có niên đại " Cảnh Hưng thập cử niên - 1758" là cổ nhất. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm. Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng riêng (âm lịch) và kéo dài hết tháng 3. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui "như hội" là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang ai nấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Ðông Bắc. Ca dao có câu: Tăm năm tích đức tu hành Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu"

Lễ hội đền Cửa Ông
Ðền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng đông bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá huỷ, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi. Ðền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng đông bắc. Ðền Cửa Ông còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lính người địa phương có công dẹp giặc. Hàng năm, hội đền Cửa ông chính thức mở vào ngày 2 tháng 1 cho đến hết tháng 3 (âm lịch). Ðền Cửa Ông có tiếng là linh thiêng từ khi mới chỉ là một thảo am dưới gốc cây cổ thụ bên bờ Cửa Suốt. Vào mùa hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền. Khách đến dự hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thuỷ ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Trước kia nhân dân ở địa phương có tổ chức ngày hội chính vào ngày 2 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trắc Chân, tên tục là Vường Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông.