Home Tourismus Information Vietnam Tourismus-News Ẩm thực – Đặc sản tại hồ Ba Bể

Ẩm thực – Đặc sản tại hồ Ba Bể

E-Mail Drucken PDF
Benutzerbewertung: / 0
SchwachPerfekt 
There are no translations available.

Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách muốn tránh xa cuộc sống ồn ào chốn thị thành để hòa mình cùng thiên nhiên hoang sơ, mênh mông, huyền ảo và thưởng thức những điệu hát Then bên hồ. Ngoài những phút giây thư giãn cùng cảnh vật nơi đây, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn mang đậm phong vị địa phương.

 

Quý khách đi tour Ba Bể hoặc tự đi thì bài viết này cũng sẽ giúp quý khách cùng khám phá những món ăn nổi tiếng ở Ba Bể mà quý khách không nên bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất này:

1.Cá nướng hồ Ba Bể

 


Đây là một món ăn đặc trưng của người dân Ba Bể. Những con cá tươi ngon nhất được đánh bắt thủ công ngay tại hồ, thịt cá sau khi nướng có vị ngọt bùi, từng thớ thịt trắng và rất chắc. Quy trình chế biến món ăn này tuy không khó nhưng lại mất khá nhiều thời gian.

Đầu tiên, cá tươi sau khi đánh bắt được người dân chọn lọc kỹ càng lấy những con đều nhau chỉ bé bằng ngón tay cái, mổ bỏ lấy ruột và rửa sạch. Sau đó cá được tẩm gia vị với nghệ, muối, tiêu, ớt với lượng vừa đủ để làm cứng lớp da. Tiếp đến, cá sẽ được cố định vào những chiếc nẹp tre để đem phơi khô qua 3 – 4 nắng. Khi ăn, ta chỉ việc mang nẹp cá nướng trực tiếp trên bếp than. Tuy nhiên cá nướng không nên nướng kỹ quá vì như vậy sẽ khiến vị món ăn kém ngon.

2. Lạp sườn

 

Lạp sườn tại hồ Ba Bể đều được làm từ thịt lợn bản nên thịt thơm và rất chắc. Một điểm độc đáo của lạp sườn nơi đây là món ăn này được tẩm ướp với gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá vùng núi cao khiến cho món ăn mang một hương vị đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kì loại gia vị nào của miền xuôi. Lạp sườn được đem treo gác bếp để chóng khô và bảo quản được lâu. Món ăn có mùi thơm của nắng ở vùng cao, mùi của khói bếp và thoang thoảng mùi gừng, rượu, mắc mật rất đặc biệt. Vị dai của lòng cùng với vị ngọt của thịt nạc heo, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau và thưởng thức cùng với chút rượu thì quả là vô cùng tuyệt vời.

3. Thịt lợn gác bếp

 

Ban đầu, treo thịt hun gác bếp là một phương pháp truyền thống của đồng bào dân tộc Tày để giữ thịt được lâu và có thể dùng được quanh năm do điều kiện cuộc sống trước đây còn khó khăn. Treo thịt ở gác bếp không những có thể giúp bảo quản thịt được lâu mà hương vị của thịt cũng vô cũng đậm đà, thơm ngon. Ngày nay, dù không phải tích trữ thịt treo gác bếp làm lương thực để dành như trước nhưng người Tày ở quanh hồ vẫn luôn giữ một ít thịt gác bếp trong nhà để dùng trong những dịp đón khách quý, lễ tết hay ngày quan trọng khác. Muốn làm được món ăn này, người dân cắt nhỏ những miếng thịt sườn rồi đem đi xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá rừng, ủ vài ba ngày, sau đó rửa qua nước đun sôi và treo lên gác bếp. Khói từ bếp củi hằng ngày hun lên làm thịt có màu vàng đen. Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng.

4. Bánh giầy lá ngải

 

Bánh giầy lá ngải hay bánh ngải là một món ăn độc đáo ở Ba Bể, bánh có màu xanh thẫm mang đậm đà hương vị núi rừng và sông nước Ba Bể, hình thù và cách làm giống với bánh dày ở dưới miền xuôi. Làm bánh ngải không khó nhưng lại đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và khéo léo từ khâu chọn gạo, đường, rau ngải cho đến khâu đồ xôi, ra bánh. Khi xôi nếp nương đồ vừa chín phải giã ngay lúc còn nóng cùng với những nắm lá ngải đã sơ chế kỹ lưỡng để bánh mềm, mịn và dẻo. Xôi được giã nhuyễn rồi nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh với nhân rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong. Phần nhân bánh được chuẩn bị kỹ càng để tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh. Theo đó, người ta chọn đường phên có màu vàng, ngọt, không sạn, đem đun lên thành mật sau đó trộn nó với vừng đen rang chín giã nhỏ. Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát. Đây là một trong những món ăn được đông đảo khách du lịch tin mua làm quà sau mỗi chuyến đi tham quan đến hồ Ba Bể.

5. Xôi ngũ sắc

 

Cũng như các vùng mền núi phía Bắc khác, xôi nếp cũng chính là một đặc sản ở Ba Bể. Đặc biệt hơn, gạo để đồ xôi là gạo nếp nương nên xôi ở đây rất dẻo, thơm. Ngoài ra tất cả màu sắc của xôi không phải được làm từ phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ xôi làm bằng gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo. Hạt xôi sau khi được nấu chín có màu bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm. Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

6. Măng nhồi

 

Đây là một món ăn mang đậm hương vị của núi rừng. Măng dùng để chế biến món này là các loại măng nứa, măng vàu, măng tre hay măng trúc. Sau khi luộc chín măng được bổ ra, khía ở phía trong. Phần nhân bao gồm thịt băm nhỏ trộn đều với trứng và các loại rau thơm và gia vị khác. Cho phần nhân vào giữa miếng măng rồi cuộn lại, sau đó cho vào xoong, đổ nước xâm xấp rồi đem đi đun sôi để nhỏ lửa cho tới khi gần cạn nước. Món ngon Ba Bể này sẽ khiến cho bữa cơm thêm phần đặc sắc.

7. Mắm tép chua

 

Đặc sản Ba Bể – món tép chua được làm từ tép tươi và gạo nương được chế biến theo bí quyết riêng để có hương vị thơm ngon độc đáo mà không nơi nào có. Quy trình làm tép chua rất đơn giản nhưng để có được món ngon đúng điệu thì tép phải tươi, gạo phải là loại gạo nương có mùi thơm đặc trưng. Tép tươi được đánh bắt ở hồ còn nhảy tanh tách, sau khi được rửa sạch, phơi dưới nắng cho khô và xóc qua một lượt muối. Gạo nương nấu chín, sau đó để nguội và trộn đều với men lá. Muốn tép chua được ngon hơn nữa thì phải thêm các loại gai vị khác như tỏi, ớt, riềng, thịt nạc thăn thái nhỏ, trần qua nước sôi. Người Tày ở Ba Bể thường ăn tép chua cùng thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kèm các loại rau thơm như đinh lăng, chuối xanh, khế chua… Sau một vòng du ngoạn hồ Ba Bể, bạn có thể mua vài hũ tép chua mang về làm quà cho người thân.

8. Ốc Đá xào sả

 

Đây là một món ăn vô cùng đặc biệt của đồng bào người Tày trên miền núi Bắc Kạn. Ốc đá ở nơi đây khác với những vùng đất khác bởi loại ốc này thường sống trên núi đá vôi và người dân chỉ bắt được chúng khi những trận mưa rừng đi qua.
Thịt ốc rất giòn và thơm với vị ngọt khác biệt hoàn toàn so với các loại ốc khác. Lại thêm ốc được bắt trong môt trường tự nhiên, không chưa các loại tạp chất như ốc nuôi mua ở ngoài chợ, bởi vậy vị của nó cũng rất đậm đà.
Ốc được luộc qua rồi tách vỏ, phần thịt được xào với dầu nóng cùng hành tỏi phi thơm, thêm chút xả và gừng để khử vị lạnh của ốc, đợi cho thịt chín săn lại thì rắc thêm chút là chanh cho thơm. Món ốc này mà được ăn cùng cơm nóng vào những ngày se lạnh thì đúng là tuyệt vời chẳng còn gì bằng. Ngồi nhấp nháp móm ốc xào, uống chút rượu ngô cho ấm bụng rồi cùng nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên của vùng hồ Ba Bể, dường như sẽ khiến cho ta quên đi hết những mệt mỏi và phiền muộn của cuộc sống hằng ngày.

9. Rau Bồ Khai

 

Một món ăn đăc sản vô cùng nổi tiếng của vùng đất Bắc Kạn mới có mà ta không thể không nhắc đến đó là món rau Bồ Khai.
Rau Bồ Khai là một loại thân leo tua cuốn, chiều dài có thể lên tới hơn 10m. Rau Bồ Khai ban đầu chỉ mọc ở trên núi và được bà con dân tộc Tày hái về ắn, tuy nhiên do nhiều tác dụng tốt cũng như việc thu hoạch diện ra càng thêm phổ biến nên chính quyền địa phương đã khuyến khích người dân Bắc Kạn trồng loại rau này một cách đại trà, sau này nó đã trở thành một món ăn đặc sản không thể không nếm thử khi đến với vùng đất Bắc Kạn. Không chỉ là một món ăn dân giã, rau bồ khai còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Theo nghiên cứu, rau chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, vitamin C, Calci, … Trong y học, bò khai có tính bình, vị hơi đắng nên được tận dụng toàn thân từ lá tới ngọn để làm nhiều vị thuôc chữa bệnh khách nhau. Thân và lá bò khai có thể sử dụng để phơi khô và đun nước uống làm tan sỏi thận.
Không thể không nói, rau bồ khai xào tỏi là một món ăn vô cùng quen thuộc nhưng vẫn thu hút của người dân vùng Bắc Kạn.

10.Thịt Trâu rừng quấn lá Lốt

 

Thịt trâu là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi. Bên cạnh món ăn đặc sản là thịt trâu gác bếp, thịt trâu rừng tươi cũng thường được xuất hiện trên bàn ăn của người dân tộc Tày mỗi khi có những vị khách quý ghé thăm.
Thịt trâu băm nhuyễn,  ướp với các gia vị bí truyền của người dân tộc Tày rồi được cuốn trong những chiếc lá lốt rừng, chiên ngập dầu trong chảo.
Vị ngọt, ngậy của thịt trâu hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của lá lốt ắt sẽ khiến bụng của bạn sôi réo khi được thưởng thức món ăn tuyệt vời này.

11.Sâm rừng

 

Nghe đến sâm là mọi người đã có thể nghĩ ngay đến một vị thuốc vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt còn là loại sâm mọc tự nhiên trong núi rừng. Cây sâm rừng chủ yếu được sử dụng phần rễ với rất nhiều công dụng như hạ huyết áp, tăng hồng cầu và bạch cầu trong máu. Cây sâm rừng còn có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường có nhiệt độ cao. Đối với hệ tiêu hoám sâm rừng có công dụng tăng cường trương lực của hối tràng. Đối với tim mạch, sâm rừng làm tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.

Cây sâm rừng là một vị thuôc có nhiều công dụng chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật, giúp con người có sức khỏe đề kháng tốt. Chính vì vậy đồng bào dân tộc tày thường hay dùng cây sâm rừng để hầm với gà xem như là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Món ăn có tính ấm, có thể xua tan cái lạnh trong mùa đông.

12. Quả men ủ rượu ngô Ba Bể

 

Nhắc đến vùng núi phía bắc thì chắc hẳn sẽ khiến du khách nghĩ ngay đến những chén rượu ngô ấm nóng cay cay của đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng cao. Nấu rượu ngô là nét văn hóa đẹp và là truyền thống của đồng bào vùng cao. Những bình rượu Ngô được nấu thủ công rồi được đem ra mời khách hoặc sử dụng trong các ngày lễ đặc biệt của năm. Một trong những điều quan trọng nhất tạo nên chất lượng của một chén rượu đó là men ủ. men ủ là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng rượu có tốt hay không.

Nhiều trường họp ngộ độc rượu cũng là do những quả men ủ được người nấu rượu sử dụng không đảm bảo nên khi nấu ra rượu cũng làm cho chất lượng của rượu không tốt. Chính vì thế nên rượu Ngô của Ba Bể có chất lượng rất tốt bởi người dân thường sử dụng những quả men chất lượng cao trong quá trình ủ rượu.

Chúc quý khách một chuyến đi vui vẻ và đầy trải nghiệm!

 

ThienPhuoc Travel

Tour Đông Tây Bắc

 






Banner

Hotline: 0913386446

Kevin Nguyen .:0913682066

Viettouring Live Support

Dienstleistungen





Haben Sie schon einmal gewesen?



Explore Tours in Vietnam