Home Tourismus Information Vietnam Tourismus-News Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

E-Mail Drucken PDF
Benutzerbewertung: / 0
SchwachPerfekt 
There are no translations available.


Chùa Hương
là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.





Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Chùa Hương là chùa mà người Miền Bắc đi nhiều nhất vào Hội chùa Hương thì đông khủng khiếp thuyền san sát như lá tre khắp 1 đoạn suối yến dài cả km , trèo lên động thì có lúc còn tắc cả đường. Trong động Hương Tích có 2 hòn nhũ đá người ta gọi là Núi Cô , Núi Cậu mà nghe đồn là ai muốn cầu Cô hay Cậu thì sắm lễ cầu xin , cúng tiền công đức cho chùa rồi xoa đầu Cô hay Cậu thì Cô Cậu sẽ về đầu thai. Đi chùa Hương khoảng 2 ngày thì mới đi đủ các chùa đền được , đi 1 ngày thì chỉ trèo nhăm nhăm tới động Hương Tích là hết thời gian , không ngắm nghía được gì nhiều lại mệt nữa. Giờ có cáp treo nên đi nhanh hơn , nhưng đi xin xỏ đức Phật thì phải leo bộ nó mới…. chính quả.

  1. Đường đi đến chùa Hương

Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc sinh viên có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội.

Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.

Hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn xe bus làm phương tiện di chuyển đến chùa Hương

2. Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào

Lễ hội Chùa Hương đầu năm

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.

3. Đi chùa Hương mất bao lâu

Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn.

4.  Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

* Tuyến chính Đền Trình – Thiên Trù – Hương Tích: 130.000 VNĐ/khách, trong đó: Vé thắng cảnh: 80.000 VNĐ/khách;  Vé đò thuyền: 50.000 VNĐ/khách.

Các trường hợp ưu tiên:
– Người lớn từ 60 tuổi trở lên thì mức giá vé thăm quan được ưu đãi giảm 50% (Với người lớn từ 60 tuổi trở lên khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổ)
– Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan.
– Trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50%, trẻ em cao 1,1m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn. 
– Học sinh, sinh viên (khi mua vé cần xuất trình thẻ).
– Đối tượng thuộc diện chính sách xã hội: người tàn tật, người già neo đơn, các đối tượng được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, học sinh dân tộc nội trú.

* Vé đò thuyền tuyến Tuyết Sơn và Long Vân: 30.000 VNĐ/khách

* Giá vé cáp treo: Người lớn: 160.000đ/vé khứ hồi, 100.000đ/vé 1 lượt;  Trẻ em: 100.000đ/vé khứ hồi, 70.000đ/vé 1 lượt (Lưu ý: trẻ em cao trên 1,1m mua vé như người lớn).

6. Kinh nghiệm khi đi đò

Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.

Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò.

Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.

7. Kinh nghiệm khác khi du lịch chùa Hương

Đến du lịch chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.

Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn.

Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa. Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình.

 

ThienPhuoc Travel

Tour Đông Tây Bắc

 






Banner

Hotline: 0913386446

Kevin Nguyen .:0913682066

Viettouring Live Support

Dienstleistungen





Haben Sie schon einmal gewesen?



Explore Tours in Vietnam