Home Thông Tin Du Lịch Tin Trong Nước Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn

Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn

Email In PDF.
Xem kết quả: / 2
Bình thườngTuyệt vời 

Nguyễn Ánh thắng trận, đem quân trở về Phú Xuân. Trước khi tiến quân ra Bắc Hà, ngày mùng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lập đàn Nam Giao làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Gia Long.


Ngày 21 tháng 5 năm ấy, đại quân của Gia Long bắt đầu ra đi từ Phú Xuân. Ngày 28, quân Nguyễn đánh lấy Hà Trung. Ngày 1 tháng 6, thủy quân Nguyễn đánh vào cửa Hội, tiến lên chiếm Vĩnh Dinh, bắt được con Nguyễn Nhạc là Nguyễn Lân. Sau đấy, Gia Long chiếm Nghệ An. Ngày mùng 5, tiến quân đến Thanh Hóa, chiếm Dương Xá (trấn ly Thanh Hóa, bất được Quang Bàn (em Quang Toản). Ngày mùng 7, Phó đô thống chế Vũ Văn Doãn bắt được Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và một số tướng lĩnh ở Thanh Chương (Nghệ An); Vũ Văn Dũng cũng bị bắt ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Ngày mùng 9, bộ binh Nguyễn đánh lấy Tam Điệp, rồi tiến ra Ninh Bình và lấy Châu Cầu (Phủ Lý). Thủy quân Nguyễn vào sông Hồng, ngược lên Vị Hoàng (Nam Định). Ngày 17, quân Nguyễn tiến vào Bắc Thành - Thăng Long, bắt được hơn 100 con voi.

Ngày 21 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long vào Bắc Thành - Thăng Long. Cuộc hành quân của quân Nguyễn từ Phú Xuân (Huế) ra đến Thăng Long (Bắc Thành) vừa đúng một tháng tròn.

Vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản biết thế không thể chống giữ được, liền cùng với các em là Quang Thùy, Quang Thiệu, Quang Dung và các bầy tôi là Tư mã Nguyễn Văn Dụng, Nguyễn Văn Tứ, Đô đốc Tú sang sông Hồng, chạy lên Xương Giang (Bắc Giang), nhưng thế cùng lực kiệt, người thì tự tử, kẻ thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn đến đây là chấm dứt.

Việc sắp đặt cơ quan hành chính ở Thăng Long
Sau khi chiếm được Bắc Thành từ tay triều Tây Sơn, Gia Long không định đô ở đây mà chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô của cả nước. Từ đấy, kinh thành Thăng Long phải chịu một sự chuyển đổi lớn: từ kinh thành trong hơn 800 năm trước trở thành trấn thành rồi dần dần trở thành tỉnh thành. Sự chuyển đổi ấy có nhiều lý do: một là các chúa Nguyễn đã từng ở Phú Xuân (Huế) trong mấy trăm năm (từ 1687), ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại miền này có nhiều mà nền nếp tổ chức đã có sẵn, cho nên vua Gia Long nhà Nguyễn lúc này không muốn dời đi nơi khác; hai là nhân dân ngoài Bắc khi ấy không tín nhiệm nhà Nguyễn và nhất là tầng lớp sĩ phu Bắc Hà vẫn tưởng nhớ nhà Lê, cho nên việc đóng đô ở Thăng Long là không có lợi cho nhà Nguyễn. Do đấy, Gia Long đã quyết định đóng đô ở lại nơi cũ là Phú Xuân, không ra Thăng Long và cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành.

Lên ngôi năm 1802, Gia Long vẫn giữ tổ chức Bắc Thành nhưng rút lại còn có 5 nội trấn là Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương và 6 ngoại trấn là: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An Quảng, Hưng Hóa.

Như vậy là Gia Long giải tán Thanh Hóa ngoại trấn (cho lệ vào Sơn Nam hạ) và phủ Phụng Thiên (đến năm 1805 sẽ gọi là phủ Hoài Đức), vì là ly sở của Bắc Thành nên lệ vào trấn Bắc Thành.

Tại Bắc Thành cũng vào năm 1802, ngoài việc đặt chức Tổng trấn, Gia Long cho thiết lập bốn tào: Hộ, Binh, Hình và Công chuyên phụ trách các mặt kinh tế, quân sự và pháp luật. Triều đình lấy chức Tham tri phụ trách các Tào của Bắc Thành. Những viên quan đứng đầu các Tào nói trên đều là quan lại cao cấp ở các bộ tương đương được biệt phái đến. Thí dụ như viên quan Hữu tham tri bộ Hộ tại kinh đô Huế, được cử ra phụ trách Hộ Tào; viên quan Hữu tham tri bộ Binh thì phụ trách Binh Tào v.v…

Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1802), tại phủ Phụng Thiên, nơi đóng ly sở của Bắc Thành (Thăng Long), Gia Long cho đặt “một An phủ sứ và một Tuyên phủ sứ thống trị hai huyện” Vĩnh Xương và Quảng Đức (Đại Nam thực lục (gọi tắt là Thực lục). Nxb Giáo dục, H.2002, tập I, tr. 518). Trong đó An phủ sứ là vô quan, phẩm trật vào hàng Tòng tứ phẩm, Tuyên phủ sứ là văn quan cũng có hàm Tòng tứ phẩm. Như vậy, mặc dù Gia Long đã bỏ chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên thời Lê trước đây, nhưng vẫn đặt viên quan đứng đầu phủ này ở quan hàm gằn ngang với viên quan đứng đâu các trấn. Dưới thời Gia Long, chức Trấn thủ đứng đầu các trấn là vô quan có hàm Chánh tam phẩm, và dưới văn quan là chức Tham hiệp hàm Chánh tứ phẩm. Các viên tri phủ đứng đầu các phủ trong các trấn chỉ có hàm Chánh lục phẩm. (Nhực lục, Sđd, tập I, tr. 596, 597).

Năm 1805, Gia Long đổi gọi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, và huyện Quảng Đức thành Vĩnh Thuận. Huyện Thọ Xương có 8 tổng, 194 phường, thôn, trại, còn huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 56 phường, thôn, trại(1).

Tháng 8 năm ất Sửu (1805), lấy cớ chữ Long (Rồng) là tượng trưng cho vua, chỉ có thể dùng cho kinh sư mà thôi, Gia Long đã đổi chữ Long (trong tên Thăng Long) là Rồng thành chữ Long là Thịnh. Cũng với tinh thần đó, chữ Hoàng Thành từ nay không được dùng nữa.
 

Sứ Thanh Tề Bố Sâm sang phong Vương cho Gia Long tại Thăng Long
Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long sai Lê Quang Định làm Chánh sứ, Lê Chính Lộ và Nguyễn Gia Cát sung Giáp ất phó sứ sang nước Thanh cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. Để chuẩn bị cho công việc bang giao quan trọng này, Gia Long, trước đó đã cho triệu Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Gia Phan, Phan Huy Ích đến Thăng Long vì “bọn Nhậm vốn là bầy tôi cũ của triều Lê, đã quen công việc. Huy Ích lại từng làm sứ thần của giặc (tức Tây Sơn - TG) đi sang nước Thanh, bèn hạ lệnh cho ở ngoài đề phòng hỏi đến”. (Nhực lục, Sđd, tập I, tr.505). Ngoài ra, Gia Long còn lệnh cho quan phụ trách Bắc Thành noi theo thể thức thụ phong dưới triều Lê, xây thêm điện vũ. Đặt điện Cần Chánh ở bên trong 5 cửa trước điện Kính Thiên, ngoài cửa điện Cần Chánh dựng một cái rạp dài, đằng trước đặt cửa Chu Tước và dựng nhà tiếp sứ Thanh ở bên sông Hồng.

Khoảng tháng 8 năm Quý Hợi (1803), nhà Thanh đưa thư nói sứ thần Việt Nam là Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức đã đến Yên Kinh. Vua Thanh sẽ sai Án sát sứ Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong. Nhận được tin đó, Gia Long ngay lập tức khởi hành xa giá đi Bắc tuần. Tháng 10 năm ấy, Gia Long đến hành cung Thăng Long.

Tháng giêng năm Giáp Tý (1804), sứ Thanh là Án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm sang đến Thăng Long.
Trước đó, Gia Long sai Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư đại lược nói: “Các đời trước mở mang côi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn côi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”. Vua Thanh cho rằng chữ Nam Việt giống như Đồng Tây Việt, gợi nhớ cái thời phương Nam lớn mạnh của Triệu Đà, nên không muốn cho. Gia Long hai ba lần phục thư để biện giải, lời nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. “Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước...”. (Thực lục, Sđd. tập I, tr. 580).

Lễ tuyên phong được tổ chức long trọng tại thành Thăng Long. Vào sáng sớm, Gia Long sai đặt lỗ bộ đại giá ở sân điện Kính Thiên đến cửa Chu Tước, ngoài cửa đến bên sông Hồng thì bày nghi vệ binh tượng. Lại sai Tôn Thất Cương cùng mấy viên quan nữa đến công quán Gia Quất ở bến sông để nghênh tiếp Tề Bố Sâm.

Gia Long đứng chực sẵn ở cửa Chu Tước, có hoàng thân và bá quan theo hầu. Sứ Thanh Tề Bố Sâm đến, vào điện Kính Thiên làm lễ tuyên phong. Nguyễn Văn Thành sung việc thụ sắc, Phạm Văn Nhân sung việc thụ ấn. Lễ xong, Gia Long mời Tẻ BỐ Sâm đến điện Cần Chánh, thong thả mời trà rồi lui.

Sau đó, Gia Long đặt yến Ở công quán Gia Quất, tặng biếu phẩm vật Tề Bố Sâm nhận lấy the, lụa, vải, sừng tê, kỳ nam, còn thừa đều trả lại Sau đó Bố Sâm tặng biếu phẩm vật, Gia Long sai thu nhận một vài thứ để lấy lòng sứ Thanh. Tê Bố Sâm lên đường về nước. Gia Long sai Tôn Thất Chương đưa đi một trạm, còn các quan hậu mệnh có trách nhiệm hộ tống Sâm ra tới tận cửa ải Mục Nam Quan (Lạng Sơn)

 

Theo: Lịch sử Thăng Long - Hà Nội

 

 

ThienPhuoc Travel

Tour Đông Tây Bắc

 






Bảng quảng cáo

Hotline: 0913386446

Kevin Nguyen .:0913682066

Viettouring Live Support

Dịch Vụ





Bạn Đến Chưa ?



Explore Tours in Vietnam